Trong lễ cưới của người Việt Nam, hầu như các cô dâu đều thích mặc áo dài truyền thống.Nhiều bạn trẻ có suy nghĩ rằng: "Chắc có lẻ người ta mặc theo phong trào" nghĩa là thấy đám cưới người ta mặc áo dài thì đám cưới mình cũng mặc áo dài, Thật ra có những lý do rất thiêng liêng khi cô dâu khoát lên chiếc áo dài truyền thống của dân tộc mình trong ngày cưới. Cùng nhau khám phá nhé. Thể hiện văn hóa cội nguồn của dân tộcLễ cưới không chỉ thuộc về cặp đôi mà còn thông qua sự tôn kính ông bà tổ tiên ở hai bên gia đình. Áo dài là một trang phục truyền thống, do đó nó là trang phục thích hợp nhất và đủ trang trọng để diễn ra lễ trước bàn thờ tổ tiên. Tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ Việt NamCô dâu trong tà áo dài cưới Việt Nam không chỉ tô thêm vẻ đẹp văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc mà còn mang lại sự dịu dàng và lung linh. Áo dài là trang phục quốc phục của Việt Nam, khi mặc áo dài phụ nữ Việt Nam đã làm tôn lên những đường cong mềm mại và vẻ đẹp Á Đông. Áo dài cưới vừa kín đáo lại mang đến cho cô dâu sự quyến rũ, khiến mọi người khó thể rời mắt. Gìn giữ quốc phục của quốc giaMặc áo dài trong ngày cưới đối với các cô dâu không chỉ là thể hiện văn hóa cội nguồn của dân tộc hay tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, mà nó còn là sự giữ gìn và bảo tồn quốc phục của Việt Nam.
Càng nhiều người mặc áo dài trong những sự kiện lớn thì chiếc áo dài càng trở nên phổ biến. Việc sử dụng áo dài trong lễ cưới, trong trang phục lễ hội, ca nhạc hay trong trường học, trong các sự kiện dân tộc chính là cách mà mỗi người dân Việt Nam góp phần gìn giữ chiếc áo quốc phục đầy thiêng liêng này.
0 Comments
Giường tân hôn là chiếc giường dành cho đôi vợ chồng mới cưới. Đây là chiếc giường được trang trí và lựa chọn rất kỹ và được đặt trong phòng tân hôn của đôi vợ chồng mới. Chính vì vậy, người ta cũng có rất nhiều điều kiêng kỵ, điều nên tránh khi bố trí chiếc giường này. Loại giường tân hônTheo quan niệm của người xưa thì khi chuẩn bị giường tân hôn cho các đôi vợ chồng mới cưới, mọi người nên mua giường mới, không nên sử dụng giường cũ có sẵn trong nhà hoặc là mua mấy cái giường secondhand đã qua sử dụng. Điều này cho thấy quan điểm đôi vợ chồng mới thì phải sử dụng những đồ vật mới để có thể tạo ra những điều may mắn cho hạnh phúc của họ Người trải drap cho giường tân hônKhông chỉ kiêng kỵ đối với giường tân hôn, mà người trải drap cho chiếc giường tân hôn cũng phải được lựa chọn cẩn thận. Người trải giường tân hôn phải là người tốt vận (một phụ nữ trung niên, có gia đình ấm êm hạnh phúc, có đủ con trai, con gái) trải chiếu hoa giúp, như thế thì mới mong sinh con khỏe mạnh, dễ nuôi. Những vật không nên đặt trong phòng tân hônTrong phòng không đặt đồ bị hỏng, rượu vang, thực vật có gai (xương rồng), búp bê trang trí, vật dụng cũ, vật kỷ niệm của người cũ, hình ảnh của người khác, các loại vũ khí, vật sắc nhọn… vì sợ ảnh hưởng đến hòa khí của hai vợ chồng. Ông bà xưa cho rằng những vật như thế sẽ sinh ra âm khí. Âm khi lại không thích hợp cho việc tạo lập một cuộc sống mới, một gia đình mới. Kiêng kỵ để người khác ngồi lên giường tân hônNhư đã nói trên, giường tân hôn nên mua giường mới. Người trải drap giường cũng nên lựa chọn kỹ để phù hợp. Sau khi chiếc giường tân hôn được chuẩn bị sạch đẹp thì chỉ có cô dâu, chú rể mới được phép nằm hoặc ngồi trên giường. Người ta kiêng kỵ và không cho phép bất kỳ người nào khác được ngồi hoặc nằm lên chiếc giường tân hôn được chuẩn bị kỹ cho cô dâu và chú rể. Người không được phép vào phòng tân hônPhòng tân hôn dành cho hai vợ chồng. Ngoài hai vợ chồng thì còn có một số người có thể vào phòng tân hôn như là người trải giường tân hôn, người trang trí phòng tân hôn ... Ngoài ra còn có một số bà con, bạ bè cũng muốn vào tham quan và ngắm nhìn căn phòng này.
Tuy nhiên, có một số người kiêng kỵ, không được phép vào phòng tân hôn. Đó là những người “vía nặng”, phụ nữ góa chồng, người tứ nhãn (chỉ phụ nữ mang thai), người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang… không được vào phòng tân hôn để tránh điều bất lợi, không may cho đôi vợ chồng mới. Phong tục cưới hỏi Việt Nam có nhiều điều kiêng kỵ. Người ta thường nói có kiêng có lành, vì thế nhiều điều kiêng kỵ trong đám cưới vẫn được người dân duy trì đến hiện nay. Dưới đây là 5 điều kiêng kỵ khi làm lễ rược dâu và đón dâu thường hay gặp trong lễ cưới của người Việt chúng ta Cô dâu không được quay đầu khi làm lễ rước dâuLúc cô dâu theo chồng về nhà trai phải đi thẳng về phía trước, không được ngoái lại nhìn hay có vẻ quyến luyến nhà mình. Dân gian cho rằng, đi theo chồng mà ngoảnh đầu nhìn lại nhà cha mẹ thì cô dâu đó sẽ khó dạy bảo, sau này cũng không chu đáo việc nhà chồng. Mẹ cô dâu không nên đưa dâuMẹ cô dâu không nên đưa dâu hay còn gọi là đưa con gái về nhà chồng, bởi theo người xưa khi hai mẹ con xa nhau thường quyến luyến ôm nhau khóc. Nước mắt biệt ly e sẽ không lành, do đó kiêng mẹ cô dâu tiễn con gái về nhà chồng. Nhưng ngày nay trong lễ cưới nhiều cô dâu bước chân ra khỏi nhà mẹ đẻ vẫn bật khóc nức nở mà… không hiểu vì sao. Còn nhiều gia đình quán triệt chỉ có bố cô dâu, họ hàng thân cận, các vị cao lão mới được đưa cô dâu về nhà chồng. Đón dâu và đưa dâu nên đi 2 con đường khác nhauNhiều nhà còn thực hiện đến nhà gái đón dâu phải đi một đường, còn đón cô dâu về theo một đường khác để tránh những điều không may sẽ theo về nhà. Kiêng kỵ mẹ chồng đứng ở cửa đón dâu Kiêng mẹ chồng đứng ở cửa đón con dâu, điều này lý giải là để cô dâu không đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ, và mẹ chồng nàng dâu không xung khắc sau này. Kiêng kỵ đưa rước cô dâu có bầu trước khi cướiXưa cô dâu đang mang bầu khi về nhà chồng không được đi vào từ cửa chính, mà phải đi vòng ra cửa sau để vào (người xưa cho là cô dâu có bầu mà đi cửa trước sẽ làm nhà trai sau này làm ăn không may mắn).
Tuy nhiên, ngày nay việc vợ chồng có con trước khi cưới nah trở nên bình thường và phổ biến hơn trong xã hội Việt Nam hiện tại. Điều này cũng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 làm cho các cặp đôi phải hoãn đám cưới lại. Nhiều bạn trẻ đã quyết định có con trước, sau khi cách ly xã hội được gỡ bỏ họ mới lên kế hoạch đám cưới sau đó. Người Việt Nam chúng ta có phong tục xem ngày lành tháng tốt khi tổ chức bất kỳ một sự kiện nào đó như là xây nhà, động thổ, khai trương, đám cưới ... Một trong những điều được xem trọng nhất trong đám cưới chính là chọn được ngày cưới đẹp. Người ta cho rằng nếu tổ chức đám cưới vào ngày đẹp thì cô dâu, chú rể sẽ sống bên nhau hạnh phúc, làm ăn phát tài. Vì thế khi tổ chức cưới hỏi mọi người đều đi tìm các thầy phong thủy, thấy tướng số để tìm và chọn ra ngày cưới đẹp. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự chọn cho mình được ngày cưới đẹp bằng những cách dưới đây mà không cần phải tìm đến các thầy tướng số. Tìm người để chọn ngày cưới đẹpNgày cưới là do cả hai bên gia đình quyết định. Thông thường, bố mẹ hai bên sẽ tự tìm đến những thầy tướng số để xem cho được ngày cưới tốt trong năm. Sau khi có buổi gặp mặt, bàn bạc ngày giờ cụ thể, hai bên sẽ cùng đưa ra ý kiến để bàn luận và đi đến sự đồng thuận cuối cùng. Ngoài việc đến các thầy tướng số xem ngày ra, nhiều gia đình lại quyết định tìm đến những vị cao niên am tường về phong thủy trong họ tộc để xin ý kiến. Điều này vừa giúp gia đình không mất tiền vô ích vừa gắn kết được mối thân tình trong họ hàng. Cách tìm ra ngày cưới đẹpNgười xưa có câu “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Điều này cho thấy, hầu hết việc chọn ngày cưới đều dựa trên tuổi của cô dâu. Theo đó, các ngày xấu cần tránh và các ngày tốt cần chọn như sau: Ngày và năm kiêng kỵ cần tránh Người xưa đặc biệt kiêng kỵ năm tuổi Kim Lâu của người sẽ được hỏi làm dâu con trong nhà. Khi chọn ngày cưới, người xưa đặc biệt kiêng kỵ năm tuổi Kim Lâu của người sẽ được hỏi làm dâu con trong nhà. Năm tuổi Kim Lâu là hung niên theo tuổi mụ, tức tuổi Âm lịch của cô dâu tương lai. Tuổi Kim Lâu được tính theo cách sau: lấy các con số trong tuổi âm lịch của cô dâu cộng lại, nếu số cuối rơi vào các số 1, 3, 6, 8 thì việc cưới xin nên được hoãn lại. Chẳng hạn, cô dâu sinh năm 1990, vào năm 2015 sẽ được 26 tuổi. Lấy các số trong tổng độ tuổi cộng lại ta có: 2 + 6 = 8, vậy nên năm 2015 sẽ là năm Kim Lâu của cô dâu nên cần hoãn lại. Trường hợp cần phải tổ chức vào năm này, ngày cưới buộc phải đợi qua ngày Đông chí, nghĩa là kết hôn sẽ rơi vào dịp cuối năm. Ngoài điều đại kỵ nói trên ra, năm có lập xuân cũng là một trường hợp cần tránh. Tuy nhiên, năm nào có “song xuân” lại là năm đại hỷ cho việc thành gia lập thất. Cần ghi nhớ, những ngày hung tinh đại kỵ khác tuyệt đối nên tránh cưới hỏi như: Nguyệt kỵ, Vãng vong, Tứ ly, Tứ tuyệt, Kim thần thất sát, Ngưu Lang Chức Nữ, Thọ tử, Sinh ly tử biệt… Ngoài ra, cũng cần kiêng cưới hỏi vào những ngày kỵ tuổi. Ngày và năm tốt cần chọn Thông thường, người ta sẽ lấy can chi lịch pháp để căn cứ tính toán ngày thành hôn. Ngoài ra, để chính xác hơn, cần phải kết hợp với Bát quái, Cửu tinh, Ngũ hành. Theo các nhà tướng số, ngày Bất tương và ngày Hoàng đạo là hai ngày sinh đại cát tinh, rất thích hợp cho việc dựng vợ, gả chồng. Trong đó, ngày Bất tương chính là ngày không bị Âm tương, không bị Dương tương, không bị Cụ tương nên là ngày đại kiết để dựng vợ gả chồng. Riêng ngày Hoàng đạo chính là ngày 6 vị thần Thanh long, Thiên đức, Ngọc đường, Tư mệnh, Minh đường, Kim quý xuất hiện. Ngoài ra, những ngày cát tinh còn có: Thiên hỷ, Thiên đức, Nguyệt đức, Nguyệt ân, Tam hợp, Thiên hỷ, Lục hợp… Tất cả sẽ được kết hợp để xem xét với tuổi của cô dâu để đưa ra ngày đẹp nhất cho hôn sự. Muốn chọn được tháng tốt cho việc cưới hỏi trước hết phải kể đến vị trí ưu tiên cho những tháng đại lợi, thứ đến mới tính tiếp tháng tiểu lợi. Bên cạnh việc xem ngày theo tuổi tử vi, các vùng miền khác nhau lại có những kiêng kỵ riêng của mình. Chẳng hạn, người miền Bắc kiêng ngày đầu và cuối tháng âm lịch. Trong khi đó, người miền Nam lại kiêng các ngày mồng 1 và 15 hàng tháng. Các ngày đặc biệt trong năm như lễ Phật đản cũng là ngày nên tránh mừng hỷ sự. Chọn ngày đãi tiệc cưới như thế nàoNếu bạn muốn có nhiều khách đến dự tiệc cưới của mình, bạn nên chọn đãi tiệc vào những ngày cuối tuần như là thứ bảy, chủ nhật. Tránh chọn những ngày đầu tuần như thứ 2, thứ 3 vì những ngày này người ta bận rộn công việc có thể không rảnh để dự tiệc.
Mặc dù vậy, tùy theo quan niệm đãi tiệc của mỗi nơi mà người ta cũng có sự khác nhau trong việc chọn lựa ngày đãi tiệc. Tại Nam Bộ, các tiệc cưới thường tổ chức vào dịp cuối tuần. Trái ngược lại ở Bắc Bộ thì không chú trọng chọn ngày cuối tuần. Họ chỉ cần xem được ngày tốt là được. Trên thực tế, tiệc cưới sẽ sôi động và linh đình khi có nhiều khách mời dự tiệc đến tham dự. Một tiệc cưới sẽ rất buồn nếu khách tham dự quá ít. Do vậy, nếu chọn được những ngày cuối tuần để đãi tiệc cưới vẫn là phương án tối ưu theo kinh nghiệm của các chuyên gia. Đây là một số phương pháp để chọn được ngày cưới tốt. Hy vọng các bạn sẽ chọn được ngày cưới tốt để cử hành hôn lễ của mình. Ý nghĩa của đám hỏiĐám hỏi còn được gọi là lễ ăn hỏi hay lễ đính hôn. Nghi lễ này có ý nghĩa rất quan trọng với nhà gái, đây là cách để họ nhà gái thông báo với họ hàng, bà con, xóm giềng rằng con gái của họ đã có chỗ hứa hôn, thể hiện sự tự hào vì con cái họ có đầy đủ tố chất để làm một người vợ, người con dâu và được sự chấp thuận của gia đình nhà trai. Ngoài ra đám hỏi còn được xem là một lời đảm bảo, đã “để dành” cho nhau và chuẩn bị tiến đến hôn nhân chính thức, nó chính là tiền đề quan trọng để mở rộng và thắt chặt mối quan hệ giữa hai họ: nhà trai và nhà gái, từ đây trở về sau, thể hiện lòng kính trọng cha mẹ, ông bà, tổ tiên của cô dâu và chú rể.Trong dân gian còn có ý kiến cho rằng, nếu như lễ ăn hỏi được tổ chức nghiêm trang, tiến hành một cách tốt đẹp thì theo quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, bạn sẽ được một cuộc hôn nhân hạnh phúc viên mãn. Ý nghĩa của lễ rước dâuLễ rước dâu hay còn gọi là đón dâu là một trong các nghi thức quan trọng trong tục lệ đám cưới của người Việt, Nó đại diện cho sự trưởng thành của cô dâu, đến lúc phải lấy chồng, theo chồng. Lễ rước dâu có hai nghi lễ nhỏ: lễ xin dâu và lễ gia tiên tại nhà gái. Lễ xin dâu được tiến hành nhờ vào người có uy tín trong họ hàng nhà trai, đứng ra đại diện mang cơi trầu đến nhà gái để làm lễ xin dâu. Bố mẹ cô dâu sẽ nhận lấy cơi trầu và thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, hành động này ý nói, họ đã chấp nhận gả con gái cho nhà trai. Lễ gia tiên tại nhà gái được thực hiện sau lễ xin dâu, sau khi nhận cơi trầu và dâng lên tổ tiên, đại diện nhà trai sẽ có vài lời xin phép bố mẹ, người đỡ đầu cô dâu để cô dâu có thể được về nhà chồng. Bên nhà gái cũng có đôi lời phát biểu, và chốt lại bằng lời chấp thuận gả con gái và dặn dò con mình sống mẫu mực khi ở gia đình chồng. Ý nghĩa của lễ lại mặtSau lễ cưới vài ngày, chú rể sẽ đưa cô dâu về gia đình bên vợ để thăm hỏi bố mẹ ruột. Hoạt động này được gọi là lễ lại mặt. Nghi thức có ý nghĩa là nhắc nhở các cặp đôi về chữ hiếu vẹn toàn cả hai bên: nhà trai và nhà gái. Bên cạnh đó, qua lễ lại mặt, cũng giúp cho cô dâu được thoải mái về tâm lý: vẫn có thể được gặp gỡ bố mẹ, được quan tâm chăm sóc và giữ mối quan hệ gắn bó.
Đây là các nghi thức quan trọng cần phải thực hiện khi tổ chức đám cưới của người Việt, Nó cũng được xem như là một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc ta, cần được giữ gìn và phát huy, thể hiện sự tôn trọng với ông bà tổ tiên, và cầu được sự hạnh phúc, sum vầy trong đời sống hôn nhân sau này. |
Soái CaChia sẻ thông tin và kinh nghiệm cưới hỏi ArchivesCategories
All
Liên kết web |